Mainboard là gì? Thành phần và chức năng của bo mạch chủ

Với mỗi chiếc máy tính hay các thiết bị điện tử phức tạp, thì mainboard (bo mạch chủ) được xem là cơ quan đầu não, nơi tất cả các bộ phận khác được lắp đặt và làm việc cùng nhau, giúp thiết bị hoạt động mượt mà và hiệu quả. Dưới đây, chúng ta sẽ cùng khám phá sâu hơn về bo mạch chủ là gì? Thành phần và chức năng của bo mạch chủ ra sao?

1. Bo mạch chủ (mainboard) là gì?

Bo mạch chủ hay còn gọi là mainboard là một bảng mạch đóng vai trò nền tảng trên máy tính, có tác dụng kết nối các linh kiện bên trong thành thể thống nhất. Mainboard PC sẽ được đặt ở thùng máy hoặc tích hợp đằng sau màn hình đối với máy tính AIO.

2. Chức năng của bo mạch chủ là gì?

Ngoài việc cung cấp nơi cho các linh kiện kết nối, bo mạch chủ còn chịu trách nhiệm quản lý và điều khiển hoạt động của chúng ta. Đây là trung tâm điều hành của máy tính, giúp các linh kiện làm việc cùng nhau một cách hiệu quả. Những thông tin và dữ liệu từ các linh kiện đều phải thông qua mainboard để trao đổi và xử lý.

Với chức năng này, bo mạch chủ đảm bảo rằng bộ vi xử lý (CPU) có thể thực hiện các tác vụ một cách hiệu quả, bộ nhớ (RAM) có thể lưu trữ và truy cập dữ liệu một cách nhanh chóng và các thiết bị bộ nhớ như ổ cứng hoạt động đúng cách. Bên cạnh đó, bo mạch chủ còn cung cấp các kết nối cho các card mở rộng như card đồ họa, âm thanh và mạng, giúp máy tính có thể tương tác với thế giới bên ngoài.

3. Thành phần chính của bo mạch chủ

  • Chipset: nằm ở vị trí khó nhìn thấy được trên bo mạch chủ, chipset đóng vai trò trung gian quan trọng trong việc quản lý và điều phối việc truyền tải dữ liệu giữa bộ vi xử lý (CPU) và các linh kiện khác của hệ thống, gồm RAM, ổ cứng, card đồ họa và cổng kết nối.
  • Socket: là khe cắm đặc biệt trên bo mạch chủ dành riêng để gắn CPU, tạo kết nối vật lý và điện giữa CPU và bo mạch chủ, đảm bảo truyền dữ liệu và tín hiệu của CPU đến cách thành phần một cách suôn sẻ. 
  • BIOS: là chương trình phần mềm nhỏ được lưu trữ trên một chip ROM trên bo mạch điện tử của máy tính. Chức năng chính của BIOS giúp máy tính khởi động và khởi chạy các hệ thống cơ bản khi bật nguồn.
  • CPU: là bộ vi xử lý trung tâm của máy tính, nó giống như trí óc của hệ thống, thực hiện các phép tính và quản lý hoạt động của máy tính. Chức năng chính của CPU là xử lý thông tin và thực hiện các tác vụ mà máy tính cần thực hiện. 
  • Hệ thống bus: là một tập hợp các đường dẫn dòng điện hoặc tín hiệu trên bo mạch chủ, có vai trò quan trọng trong việc truyền tải dữ liệu và tín hiệu giữa các linh kiện khác nhau. Hệ thống bus gồm nhiều loại bus khác nhau gồm: bus dữ liệu, bus địa chỉ và bus điều khiển. 
  • Khe cắm ISA: là khe cắm trên bo mạch chủ của máy tính dùng để gắn các card mở rộng như card âm thanh, card mạng hoặc card I/O khác. Chức năng chính là mở rộng khả năng của máy tính bằng cách thêm các tính năng và kết nối mới, thông qua việc gắn các card vào. 
  • Khe cắm PCI: được thiết kế để thay thế khe cắm ISA cũ, khi một card PCI được gắn vào khe cắm nó sẽ tự động cấu hình, trao đổi dữ liệu với CPU cùng các linh kiện khác thông qua bus PCI. Hệ thống bus được thiết kế để hoạt động với tốc độ cao, đảm bảo truyền tải dữ liệu nhanh chóng, hiệu quả. 
  • Khe cắm PCI Express: được phát triển để nâng cấp cũ, PCIe mang đến sự nâng cấp đáng kể về tốc độ truyền dữ liệu và hiệu năng. PCIe chia thành nhiều phiên bản khác nhau, biểu thị tốc độ truyền dữ liệu tối đa của chúng.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu được chức năng của bo mạch chủ là gì, cũng như các thành phần chính của bo mạch chủ. Từ đó lựa chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *