Ngoài các loại ống cống thì gối đỡ cống cũng là một bộ phận không thể thiếu với bất kỳ công trình thi công lắp đặt bê tông cốt thép thoát nước nào. Vậy gối đỡ cống là gì? Khi sử dụng gối đỡ cống cần phải lưu ý và bảo quản như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây.
Gối đỡ cống là gì? Phân loại gối đỡ cống bê tông hiện nay?
Gối đỡ cống hay còn gọi là support blocks, là bộ phận không thể thiếu được trong quá trình lắp đặt cống bê tông đúc sẵn. Đế cống được làm bằng bê tông có cốt thép, bê tông để đúc đế cống là bê tông mác 300, thép là thép kéo nguội cường độ cao. Đế cống đa dạng phù hợp với từng loại cống tròn bê tông.
Cách phân loại gối đỡ cống thì có nhiều cách phân loại:
- Nếu phân loại theo đường kính danh nghĩa của ống cống: D300, D400, D500, D600, D800…
- Nếu dựa theo khả năng chịu tải: gối đỡ cống có khả năng chịu tải cao, gối cống có khả năng chịu tải thông thường.
Thành phẩm bê tông gối cống cần phải đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng nhất định. Điển hình, thành phẩm gối cống bê tông cần phải đạt được cường độ nén theo như yêu cầu của bản thiết kế và thường sẽ là khoảng ≤ 25 MPa.
Những yêu cầu với nguyên liệu vật liệu sản xuất gối đỡ cống
- Xi măng: là nguyên liệu quan trong để cấu thành nên các loại cấu kiện bê tông đúc sẵn. Khi sản xuất gối cống thì xi măng là vật liệu cần xem xét, chọn thật kỹ để đảm bảo chất lượng. Để làm gối đỡ cống, thì người ta sẽ dùng loại xi măng Poóc lăng theo tiêu chuẩn 2682:2009 hoặc là loại xi măng Poóc lăng hỗn hợp…
- Thép, cốt thép: khi sản xuất gối cống thì thép cuộn được kéo nguội sẽ được sử dụng, nhằm mục đích làm cốt thép phân bố và phải có cấu tạo phù hợp với tiêu chuẩn VN 6288:1997. Thép được dùng có khả năng chịu lực tốt, vì gối đỡ cống sẽ phải chịu lực lớn trong quá trình lắp đặt.
Vì sao phải sử dụng gối đỡ cống
- Giúp giữ cho cống hoặc ống đứng thẳng và cân đối, giảm nguy cơ sụt lún và hư hại trong quá trình sử dụng.
- Giảm tác động của môi trường tự nhiên như: đất đai, nước mưa bảo vệ hạ tầng khỏi sự ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài.
- Giúp tăng độ bền và tuổi thọ của cống, giảm chi phí bảo trì và sửa chữa trong tương lai.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng và bảo quản gối đỡ cống
- Khi xếp gối cống cần đặt nhẹ nhàng, tránh va đập hay ảnh hưởng tới chất lượng của gối công. Nên xếp gối cống theo từng hàng, theo phương nằm ngang và đặt trên các pallet hoặc có thể đặt theo các lô sản phẩm tương ứng.
- Mức độ nén của gối đỡ cống là vấn đề rất quan trọng, gối cống có độ nén tốt sẽ giúp tránh hiệu ứng suất xoắn trong cống cũng như đảm bảo khả năng chống chịu, chống thấm tốt như mong đợi.
- Gối cống chỉ nên được bốc xếp, vận chuyển khi cường độ nén đã đạt 70% như bản thiết kế kỹ thuật có sẵn.
- Sử dụng các thiết bị chuyên dụng và bên vận chuyển có kinh nghiệm để vận chuyển, đảm bảo không phát sinh hỏng hóc hay va đập
- Khi chọn địa điểm bán gối cống, cần tìm hiểu kỹ lưỡng về chất lượng sản phẩm, giá cả, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ chăm sóc khách hàng khi xảy ra vấn đề hỏng hóc, thất thoát, chất lượng không như mong đợi…
Trên đây là những thông tin chi tiết về gối đỡ cống, hy vọng với các chia sẻ này bạn sẽ lựa chọn được sản phẩm ưng ý và phù hợp.